Diễn đàn sinh viên Xây Dựng_ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn sinh viên Xây Dựng_ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

Nơi hội tụ kỹ sư tương lai
 
Trang ChínhTrang Chính  Diem thi KXD  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNGXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Mar 12, 2011 9:53 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmrcuongbigCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mrcuongbig
Admin
Tổng số bài gửi : 715
Được cảm ơn : 13
Join date : 01/01/2010
Đến từ : Nghệ An

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
Thạc sỹ Phan Hồng Quân đang trả lời các bạn sinh viên


Câu lạc bộ X50 – ĐHXD

Câu 1: pmax≤ 1.2 [p] như vậy tại vị trí pmax có bị phá hủy không?

[p] = pgh/Fs với Fs thường lấy giá trị 2.0 – 3.0 do đó với pmax = 1.2[p] ta có hệ số an toàn thực sự Fs* = pgh/1.2[p] = Fs/1.2 có nghĩa là pmax ≤ 1.2[p] tương đương với hệ số an toàn Fs* ≥ (2.0 – 3.0)/1.2 > 1.0 nên không có sự “phá hủy” xảy ra với nền!

Nêu hiểu điều kiện không chế (giới hạn) ở đây là pmax≤ k.[p] với k là hệ số tận dụng điều kiện làm việc của đất nền trên một phạm vi hạn chế nhằm mục đích tiết kiệm . Theo TCXD 45-1978 hiện vẫn áp dụng thì k có thể áp dụng đến 1.5 cho trường hợp lệch tâm hai phương!

Câu 2: Trong tính toán sức chịu tải của nền có bao giờ tính đến trường hợp mưa lũ hay nước ngầm dâng đột ngột không?

Việc phân tich có bao gồm cả tình huống nước dâng được đặt ra khi có đủ lý do chưng tỏ nguy cơ đó xuất hiện, chẳng hạn thiết kế thỏa mãn tần suất mưa/lũ nào đó theo yêu cầu cho công trình cụ thể. Việc tính toán này thường làm tăng kích thước/độ sâu đặt móng ví sự xuất hiện áp lực nước lỗ rỗng không móng muốn do nước dâng làm giảm cường độ của đất nền.

Câu 3: Thầy cho em biết cơ sở tính toán công thức E0ch = (1 – f)E0 + f.Ectrong cọc cát.

Đây là công thức gần đúng xây dựng trên cơ sở trung bình có trọng số trong đó trọng số chính là tỉ diện tích của cọc cát trong một đơn nguyên xử lý (xem Chương 3 – Giáo trình Nền và móng)

Câu 4: Trong tính toán kiểm tra móng khối qui ước của móng cọc đài thấp khi tính jtb có công thức ... nhưng khi tính thường bỏ qua những lớp đất yếu thì jtb= ? . Nếu ta coi tất cả các lớp đất là như nhau và tính toán jtb cho cả lớp đất yếu có được không” làm như thế có an toàn hơn không?

Móng cọc được coi như một khối không biến dạng (còn gọi là móng khối qui ước) với kích thước xác định dựa vào góc huy động đất xung quanh tham gia vào sự làm việc của hệ thống cọc và đất giữa và xung quanh các cọc. Phạm vi huy động có thể xác định theo nhiều đề nghị khác nhau. Hiện có hai cách thông dụng là xác định theo a = jtb/4 bắt đầu từ mép ngoài của cọc biên kể từ độ sâu đáy đài và a = 30 kể từ 1/3 dưới cùng của cọc. Khi xây dựng theo cách đầu thì jtb là góc ma sát trong trung bình của đất trong phạm vi từ mũi cọc đến đáy đài, kế cả lớp đất yếu có ji = 0 (đương nhiên tích li.ji= li.0 = 0 – nên nhầm tưởng là không kể đến sự có mặt của đất yếu! nhưng dưới mẫu số vần có thành phần li = 0). Theo cách thứ hai (các nước Phương Tây thường áp dụng) nếu cọc đi qua một số lớp đất yếu ở trên thì góc a = 30 được áp dụng từ độ sâu 1/3 dưới cùng của phần cọc trong đất không yếu. Trong trường hợp sau cùng này, nếu kể cả lớp đất yếu nữa thì thiên về không an toàn (vì đáy móng mở rộng trong khi tải trọng không đổi kéo theo độ lún dự báo nhỏ đi!)

Câu 5: Khi nội suy e01, e02 từ đường cong e-p mà pi nhỏ hơn 100 thì độ chính xác không cao do e01, e02 quá bé. Có cách nào nội suy chính xác nhất không?

Để có thể nội suy chính xác hơn trên đồ thị đường cong nén nên biểu diễn quan hệ e – lg(s) vì khi đó trên trục hoành đoạn có giá trị snhỏ sẽ được dãn rộng ra. (lg(10) = 1; lg(100) = 2 ta có Dlgs = 1; lg(100) = 2; lg(200) ta có Dlgs = 0.3... hay khoảng từ lg(10) đến lg(100) trên trục hoành rộng hơn khoảng từ lg(100) đến lg(200) đến 3 lần trong khi trên đồ thị e – s đoạn sau có Ds = (100 – 200) = 100 dài hơn đoạn trước Ds = 90.

Câu 6: Sơ đồ nhà trong đồ án có khe nhiệt (hai cột sát vào nhau). Khi tính cốt thep móng chân vịt này phải tính như thế nào? Có cần kiểm tra lại kích thước đáy móng (theo cường độ - biến dạng) không?

Việc kiểm tra kích thước đáy mong vần tiến hành bình thường nhưng cần lưu ý là tải trọng (N0, M0) dùng để xác định ptx phải dời về trọng tâm đáy móng theo nguyên tắc của sức bền vật liệu.

Cốt thép được tính trên cơ sở mô men uốn do phản lực đất lên đáy móng gây ra như những trường hợp khác.

Câu 7: Khi dự báo sức chịu tải của cọc theo thí nghiệm SPT thì Ni lấy theo N hay N60vì nền đất có cả đất dính và đất rời.

Về nguyên tắc, tất cả các giá trị của N phải chuyển đổi về N60 trước khi áp dụng vào phân tích, tính toán. Tuy vậy, nếu công thức áp dụng được viết cho N thì không phải chuyển đổi. Có thể nói các phương tiện (công thức) áp dụng hai giá trị kể trên hiện nhiều tương đương nhau do ngưới ta phát hiện ra sự cần thiết phải qui đổi về N60 hơi muộn nhưng về lâu dài có lẽ nó sẽ chiêm ưu thế. Một khi có đủ kinh nghiệm để áp dụng N60 cho mọi phân tích thì giá trị ban đầu N sẽ trở thành điểm xuất phát theo đúng nghĩa của nó.

Câu 8: Tính thực tế và khả năng áp dụng của Đồ án vào thực tế?

Nội dung của Đồ án và các tình huống thiết kế đều có thể áp dụng vào thực tế vì bản thân nó được lấy từ các công trình thực sau khi giản lược bớt điều kiện địa chất để phương án nền và móng trở nên rõ ràng hơn mà thôi. Đồ án là một cơ hội tập dượt thiết kế trong đó ngoài yêu cầu tập hợp các kiến thức liên quan có trong sách vở từ nhiều môn học khác nhau là khả năng tỏ chức công việc, khả năng trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình. Tất cả các nội dung/yêu cầu đó đều xuất phát từ thực tê và cho thực tế sau này.

Câu 9: Khi so sánh p ≤ [p] và pmax ≤ 1.2 [p] để kiểm tra kích thước đáy móng với sai số >10% có được không? bao nhiêu là thỏa mãn.

Kích thước đáy móng được xác định/lựa chọn theo nhiều yêu cầu khác nhau của các trạng thái giới hạn và hiệu quả kinh tế. Các nọi dung liên quan đến p và pmax chỉ là một phần nhỏ; sai số 5 hay 10% chỉ có tính chất ước định vì bản thân bài toán hiệu quả kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn khả năng thi công; khả năng tận dụng thời tiết...Về kỹ thuật, sai số cần hạn chế trước hết để thể hiện tư tưởng tiết kiệm ngay từ thiết kế và trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng (có thể gọi đó là một bài toán hàm nhiều biến) thì việc lựa chọn yêu tố ưu tiên là khâu quan trọng nhất, các yếu tố khác không cần mà cũng không thể quá ngặt nghèo.

Trong Đồ án môn học, thống nhất hạn chế dưới 10% .

Câu 10: Khi tính toán 2 móng đơn của một công trình, độ lún của 2 móng lệch nhau > 3cm có được không?

Được hay không phụ thuộc chính vào khoảng cách giữa hai móng đó và sự chênh lệch đó có gây ra ứng suất phụ thêm cho kết cấu hay không; ứng suất đó là bao nhiêu và có nguy hiểm cho công trình hay không; có làm thay đổi cốt công trình tại các vị trí liên quan hay không và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sử dụng công trình hay không...mới là vấn đề cần quan tâm. Tóm lại là lún/chênh lệch lún gây ra hậu quả gì? có chịu đựng được không? có được phép như vậy không? mới là vấn đề.

Câu 11: Vai trò của giằng móng? Khi nào thì cần có giằng móng và cấu tạo cụ thể của giằng móng.

Giằng móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng/kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ. Ngoài ra giằng có thể sử dụng như dầm dỡ phần tường bên trên. Tùy ý đồ thiết kế của Kỹ sư mà cần phải có móng/nền gia cường dưới giằng hoặc không. Ngoại trừ trường hợp trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu. Nói chung có thể lựa chọn kích thước tiết diện giằng theo nhiệm vụ của nó và các yêu cầu cấu tạo sau đó kiểm tra lại như các cấu kiện BTCT bình thường khác (chẳng hạn, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp; bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng tường bên trên...)

Câu 12: Em thấy trong tài liệu Nền móng do Thầy viết có sự chênh lệch giữa pxt và [p] là tương đối lớn. Lý do tại sao chấp nhận được điều đó? Điều đó có tính đến vấn đề kinh tế không?

Trong trường hợp tải trọng lệch tâm lớn thì nên căn cứ vào pmax để tìm kiệm thiết kế kích thước đáy hợp lý. Lưu ý rằng ngay cả như vậy (hạn chế 5/10%..) cũng chỉ là bước lựa chọn ban đầu mà thôi. Thiết kế là một quá trình gần đúng dần cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Quá trình này đòi hỏi ngoài kiến thức là thời gian và trách nhiệm. Phân lớn các ví dụ trong sách mang tính minh họa các bước thực hiện một luồng tư duy đã xác lập trước đó là chủ yếu, các không chế cả về kỹ thuật, cả về “kinh tê” không thể theo sát hoàn toàn: một phần Thầy không cho nó mang nhiều ý nghĩa lăm; phần khác, quan trọng hơn, các yêu cầu cụ thể được nêu ra trong các Nhiệm vụ thiết kế thường được thay đổi theo thời gian xây dựng công trình tuyg thuộc vào Tiêu chuẩn lúc đó/ ý muốn chủ quan của Chủ đầu tư/ trình độ công nghệ ...

Câu 13: Nếu để thỏa mãn yêu cầu kinh tế (<10%) như Thầy nói thì móng sẽ làm lẻ đến cm (ví dụ 1.36m). Như vậy có được không?

Về mặt nguyên tắc thì hoàn toàn được vì chúng ta đang bàn về móng BTCT. Tuy vậy, người ta không làm thế. Một phần, thêm bớt vài cm không đáng bao nhiêu mà đôi khi lại gây khó cho thi công – lợi bất cập hại; phần quan trọng, con số 10% chỉ là ước định chủ quan cho lựa chọn ban đầu chứ không phải qui định của pháp luật. Ngoài ra, trong xây dựng thường có 10% kinh phí dự phòng! Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn!

Câu 14: Xin Thầy cho biết cách chọn kích thước móng (b x l) mà phải thỏa mãn các điều kiện ptx≤ [p]; pmax ≤ 1.2[p] và {1.2[p] – pmax}/pmax ≤ 5%. Bản thân em thấy rất khó. Thầy chỉ rõ cách làm nhanh để thỏa mãn các điều kiện trên.

Không có cách nào để làm nhanh cả ví chúng ta không xài món mì ăn liền! Để có thể thỏa mãn các điều kiện trên có thể dùng phương pháp đồ thị là nhanh hơn cả: đầu tiện tìm b thỏa mãn đk 1 (xem đồ thị minh họa trang 50 sách Giáo trinh); tương tự cho các điều kiện sau.

Câu 15: Tại sao khi tính lún theo từng lớp phân tố phải chọn hi ≤ b/4?

Không ai bắt buộc như thế cả, đó chỉ là lời khuyên nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán mà thôi ví trước đây toàn tính thủ công thôi. Bây giờ chỉ với máy bấm tay cũng không ngại gì khối lượng!

Câu 16: Trong móng nông phải đặt thép Fmin = ? và khoảng cách amin = ?

Xem yêu cầu cấu tạo móng, trang 43 Giáo trình. Thường chọn Fmin = 10; amin= 250/300

Câu 17: Nguyên lý tính toán giằng móng? Có thể tính theo sơ đồ không gian được không?

Xem Câu 11 ở trên. Nói rõ thêm tính toán giằng hoàn toàn được thực hiện theo ý đồ thiết kế của Kỹ sư. Có thể khai báo giằng như là một cấu kiện bình thường trong hệ kết cấu tổng thể của công trình để phân tích.

Câu 18: Em đặt móng ở độ sâu 0.4m trên nền cát nhỏ (dày 2m), bên dưới là đất yếu (bùn sét). Việc làm này có hợp lý không? Trường hợp nào không được?

Việc này chỉ hợp lý khi tải trọng công trình đủ bé không gây ra mất ổn định cho lớp đất yếu. Có thể coi đây là trường hợp riêng của thiết kế đệm cát trong đó chiều dày đệm đã bị hạn chế.

Độ sâu đặt móng 0.4m nói chung là tương đối bé do đó phải căn cứ vào cốt 0.00 trong thiết kế kiến trúc, cốt nền xung quanh công trình mới quyết định được 0.4m hay nhỏ hơn nữa có chấp nhận được không.

Câu 19: Khi nào sử dụng tải trọng tính toán và tải trọng tiêu chuẩn trong tính toán móng nông?

Trong phân tích thiết kế nền móng nói chung, chỉ có giá trị tính toán (nếu ta muốn gọi như vậy) của tải trọng được sử dụng cho tính toán với mọi trạng thái. Nên sử dụng thuật ngữ “Tải trọng danh nghĩa” thay cho “Tải trọng tiêu chuẩn” . Giá trị tính toán của tải trọng được xác định từ giá trị danh nghĩa sao cho đảm bảo “an toàn” cho công trình bằng cách tác dụng vào giá trị dnah nghĩa yếu tố an toàn mà ta thường gọi là hệ số vượt tải. Lưu ý, ngay cả khi hệ số bằng 1 thì ý nghĩa của hai giá trị vẫn phải được hiểu khác nhau (đọc lại các trang 25 – 28 của Giáo trình).

Câu 20: Thiết kế móng cọc thì điều kiện kinh tế như thế nào?

Cái gọi là điều kiện tiết kiệm ở đây có rất rất nhiều yếu tố tác động vào. Nói riêng về việc lựa chọn kích thước cọc (Lc, Dc) có thể tạm nêu một tiêu chí là khối lượng bê tông cọc/1 tấn tải trọng hoặc ngược lại tải trọng (tấn)/1 m3 bê tông cọc để so sánh.

Câu 21: Tại sao [P]vl> [P]đn? Chọn [P]vl tương đương [P]đn được không?

Đất nền là thứ trời cho, vật liệu là thứ ta làm ra do đó nên ưu tiên khai thác hết nhưng gì trời cho trước. Chọn tương đương là tốt nhất hiểu theo nghĩa kinh tế giản đơn tuy vậy điều này ít khi đạt được.

Câu 22: Giằng móng đặt ở chân cột và ở đáy móng khác nhau như thế nào?

Đặt ở đâu cũng được, tùy ý thích của Kỹ sư thiết kế là chính. Tuy vậy, về phương diện kết cấu, đặt ở đáy móng làm cho nhịp giằng ngắn lại, độ cứng cao hơn nếu có cùng tiết diện. Nếu độ sâu đặt móng lớn,việc đặt ở cốt 0.0 sẽ làm tăng độ cứng chống uốn của cột, có lợi co cột hơn. Đặc biệt khi có ý đồ giảm độ lệch tâm cho móng thì nên đặt ở 0.00.

Câu 23: Khi dưới móng nông có pmin < 0 thì tính cốt thép như thế nào?

Cần phải tính lại sự phân bố phản lực đất lên đáy móng với quan niệm phần p < 0 lấy p = 0 do đất không có khả năng chịu kéo. Với phản lực mới, việc tính mô men uốn “bản” móng như thông thường.

Câu 24: Nền đất trong Đồ án của em không có thí nghiệm nén e – p, em tính lún theo công thức lý thuyết đàn hồi thì có cần tính và vẽ biểu đồ ứng suất để tính chiều sâu ảnh hưởng không? Em lấy chiều sâu ảnh hưởng Hn = (2 – 3)b có được không? có cần kể đến ảnh hưởng cutra móng gần nhau không?

Nên xây dựng các biểu đồ đó để xác định chiều dày chịu nén một cách tin cậy hơn. Lưu ý khi áp dụng Hn = (2 – 3)b thì b hoặc là bề rông móng hoặc là bề rộng nhà/công trình tùy theo khoảng cách giữa các móng.

Câu 25: Việc cấu tạo và tính toán cho 2 móng đơn sát nhau ở khe lún như thế nào?

Hiển nhiên là phải cầu tạo 2 móng lệch về hai phía. Ở đây móng lệch tâm về hình thưc chứ chưa chắc đã lệch tâm về truyền tải do ảnh hưởng của thành phân mô men ở chân cột từ tải trọng công trình thường làm giảm độ lệch tâm của tổng tải trọng.

Câu 26: Sự khác nhau cơ bản giữa móng băng dưới cột và móng băng dưới tường?

Tải trọng lên móng băng dưới tường chủ yếu do tường gây ra do đó nó xuất hiện trên móng khi được thực hiện làm cho độ cứng chung của hệ móng – tường tương đối lớn, móng được coi là móng cứng; móng băng dưới cột chịu tải trọng tập trung ở chân cột là chủ yếu; tải trọng này xuất hiện khi độ cứng của móng không thay đổi và tương đối bé (do chiều dài móng lớn) nên phải coi là móng có độ cứng hữu hạn (móng mềm). Sự làm việc của hai loại móng này khác hẳn nhau.

Câu 27: Tải trọng khoảng bao nhiêu thì sử dụng cọc khoan nhồi? Đồ án của em có tải trọng chân cột N = 500T, ở độ sâu 26m mới có lớp sỏi sạn, các lớp trên đều xấu, em dùng cọc khoan nhồi có được không?

Tải trọng nào cũng có thể làm cọc nhồi cũng như tải trọng nào cung có thể dùng cọc đúc sẵn. Tuy vậy, do bản chất của cọc nhồi là khó/không thể kiểm soát chất lượng nên chi dùng nó khi không còn cách nào khác, chắng hạn tải trọng quá lớn không thể có đủ chỗ để bố trí cọc đúc sẵn. Với tải trọng 500T hoàn toàn không cần thiết phải dùng cọc nhồi. Một mặt. đây chưa phải là giá trị quá lớn; mặt khác đồ án không hạn chế mặt bằng. Ngoài ra, để có thể đảm bảo được chất lượng cọc nhồi, nên chọn kích thước không dưới 800 và do đó lựa chọn 2 cọc nhồi trở nền quá đắt đỏ.

Câu 28: Làm rõ hơn về giải pháp gia cố cọc cát cho móng băng dưới tường!

Cọc cát được dùng trong gia cố nền trước hết là để nén chặt đất. Biểu hiện của nó là hệ số rỗng ban đầu của đất giảm làm cho đất được chặt hơn, độ lún của nền khi chịu tải trọng công trình sẽ giảm xuống. Ngoài ra, sự có mặt của cát trong đất yếu làm tăng góc ma sát chung của đất làm cho cường độ của đất nền cũng được cải thiện. Một số tiện ích khác xảy ra trong đất thường có tác dụng tốt, chẳng hạn tăng tốc độ cố kết.

Thiết kế cọc cát chủ yếu dựa vào hiểu quả giảm hệ số rỗng, cọc cát cho móng băng cũng không ngoại lệ. Do đó trước hết phải đảm bảo làm giảm hệ số rỗng như mong muốn bằng cách bố trí cách đều các cọc. Nói chung không nên bố trí dưới 3 hàng và trục dọc móng trùng với trục dọc của mặt bằng cọc.

Câu 29: Thế nào là nền đồng nhất? khi nào thì xem nền là đồng nhất?

Nền nói chung không đồng nhất, ngay cả khi chỉ có một loại đất vì thường chỉ có thể tương đối đồng nhất về bản chất vật lý còn tính chất cơ học luôn thay đổi theo độ sâu do ảnh hưởng của ứng suất ban đầu. Trường hợp trong phạm vi ảnh hưởng của công trình (chẳng hạn trong phạm vi chịu lún) nền chỉ có một loại đất và sự thay đổi tính chất cơ học là không đáng kể thì có thể xem nền là đồng nhất. Trong trường hợp này ta gọi là đồng nhất theo nghĩa kỹ thuật. Hai bài toán cơ bản liên quan đến sự làm việc của nền dưới công trình là biến dạng và cường độ do đó cũng có hai khái niệm “đồng nhất” liên quan đến chúng. Nếu cả hai đều có thể xem là đồng nhất thì ta có nền dồng nhất.Ngược lại ta nói nền đồng nhất về biến dạng/về cường độ.

Câu 30: Trong làm nhà có thể đổ giằng ở dưới rồi mới xây bằng gạch hoặc đá được không?

Có thể được và thường gặp khi giằng đặt ở cao trình đáy móng. Một loại cấu tạo khác cũng được gọi là giằng thường đặt ở cốt 0.00 có nhiệm vụ chống thấm lên tường thì đương nhiên phải đặt sau.

Câu 31: Kiểm tra chọc thủng móng với góc 450 lấy cơ sở ở đâu? sao không lấy nhỏ hơn hay lớn hơn?

Góc 450 là góc xuất hiện ứng suất kéo lớn nhất (ứng suất kéo chính) trong cấu kiện chịu ép mặt cục bộ (xem Sức bền vật liệu) do đó là nới nguy hiểm nhất đối với các loại vật liệu có khả năng chịu nén tốt hơn chịu kéo rất nhiều như bê tông. Đảm bảo khả năng an toàn dưới tác dụng của ứng suất kéo lớn nhất cũng có nghĩa là đảm bảo được an toàn của móng do đó tính toán phải thực hiện trên tiết diện đó. Nếu không thể đảm bảo được chỉ nhờ vào bê tông người ta phải bố trí thêm thép xiên chịu kéo vuông góc với tiết diện đó.

Câu 32: Lớp đất lấp dày 1.6m thì đặt đáy đài ở độ sâu 1.6m có chịu được tải trọng ngang hay không?

Đất lấp là thuật ngữ dùng để chỉ loại đất có nguồn gốc nhân tạo không theo một qui tắc nào khi xuất hiện do đó tính chất rất bất thường, độ tin cậy khi sử dụng kém. Tuy vậy không có nghĩa là loại đất yếu, chỉ đơn giản là ta khó có được thông tin về nó mà thôi. Ngoài ra, ngay cả đất yếu cũng có thể tiếp nhận được phần nào tải trọng nên không có lý gì đất lấp không tiếp nhận được tải trọng. Để đám bảo kết quả phân tích có thể tin cậy được, trong trường hợp này ta nền sử dụng đất mới để lấp móng với các chỉ tiêu cơ lý được lựa chọn một cách thích hợp là được.

Câu 33: Trong thiết kế cọc nhồi, ống vách hạ đến độ sâu bao nhiêu? Dung dịch sét có tác dụng gì? có làm giảm ma sát giữa cọc và đất không?

Có hai loại ống vách khác nhau về chiều dài: suốt chiều dài cọc hoặc chỉ một đoạn trên. Trường hợp chỉ sử dụng ổng vách cho đoạn trên với chiều dài hạn chế thì phải căn cứ vào điều kiện đất nền mà lựa chọn sao cho khi thi công sự hoạt động của thiết bị không gây ra sụt lở thành hố đào, không tổn thất dung dịch khoan làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc. Chiều dài thường áp dụng theo kinh nghiệm thi công tại từng khu vực cụ thể, chẳng hạn, ở khu vực Hà nội, chiều dài 5 – 7 m được lựa chọn.

Dung dịch khoan nói chung có tác dụng tạo áp lực ngược từ hố khoan lên thành gây ra dòng thầm dung dịch vào đất, hạn chế đất trên thành lở vào hố. Do dung dịch có độ nhớt cao, dòng thấm dung dịch vào đất để lại trên thành một màng mỏng có tác dụng tăng cường sự ổn định tạm thời của đất trên thành do đó tạo cơ hội nâng cao chất lượng cọc.

Lớp màng để lại trên thành hố ít ảnh hưởng đến ma sát của cọc với đất xung quanh: một mặt, khi bê tông dâng lên,ma sát giữa bê tông với thành hố rất lớn sẽ được bóc gỡ lớp màng này ra, trộn lẫn với phần bê tông xấu trên cùng; mặt khác trong quá trình tồn tại, sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong đất sẽ được phần đất này trở lại bình thường. Nói chung độ dày của lớp này rất nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến ma sát đất – cọc, sự giảm, nếu có, không đáng được xét đến một cách chi tiết trong tính toán (vì đã được vào hệ số triết giảm theo phương pháp thi công)

Câu 34: Em thấy móng có nhiều loại, mỗi loại có cách tính riêng liệu có phần mềm nào cho từng loại móng không?

Tính toán móng thường rất đơn giản do đó không cần phải có phần mềm riêng, các Kỹ sư thường dựa vào Excel để lập các bảng tính cho mình. Riêng phân tích móng mềm (móng băng, móng bè) có thể sử dụng các phần mềm kết cấu thông dụng hiện nay cũng được. Trong số các phần mềm có thể dùng để phân tích móng, SAFE là một phần mềm dễ sử dụng. Ở Bộ môn, đã có nhiều sinh viên tin học thực hiện các phần mềm theo yêu cầu nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở đó vì không có triển vọng thương mại.

Câu 35: Trong móng cọc hqu là đoạn nào? từ mặt đất đến đáy dài hay đến mũi cọc?

hqu được tính từ mặt đất đến mũi cọc.

Câu 36: Giả sử do yêu cầu kiên trúc một phần ngôi nhà nằm trên đất và một phần nằm dưới nước (chẳng hạn nhà nằm bên hồ) thì móng của công trình cần lưu ý gì và nguyên tắc cơ bản để tính toán móng cho công trình này như thế nào?

Đây là một tình huống thú vị trong thiết kế, có nhiều khả năng có thể xảy ra cũng như có nhiều phương án để đối phó. Thông thường các móng có cao trình khác nhau, có thể có cấu tạo khác nhau, có bản chất khác nhau. Điều này tùy thuộc ý muốn chủ quan của Kỹ sư thiết kế, khả năng tài chính của Chủ đầu tư, điều kiện thi công cụ thể và năng lực của Nhà thầu thi công. Điều quan ngại chính là sự làm việc đồng thời của móng với kết cấu bên trên do đó trước hết nên chọn sơ đồ kết cấu mạch lạc, cố gắng tránh các tác động gây ra ứng suất phụ theo các phương cho kết cấu bằng các giải pháp móng có độ tin cậy cao, chẳng hạn phần dưới nước có thể dùng móng cọc và do đó phân trên cũng dùng móng cọc mặc dù đáng ra không cần phải thế hay tát cạn nước để có thể đặt móng nông cho cả trên và dưới...Sơ đồ móng lựa chọn rõ ràng, phân tích móng như các trường hợp thông thường khác sau đó đưa toàn bộ hệ móng cùng kết cấu bên trên vào sơ đồ phân tích tổng thể để có thông tin tin cậy cho thiết kế lại toàn bộ công trình.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Thu Mar 17, 2011 9:05 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newlãng tửCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - lãng tử
Thành Viên
Thành Viên
Tổng số bài gửi : 43
Được cảm ơn : 0
Join date : 20/01/2010
Age : 35
Đến từ : ĐĂK NÔNG

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://nguyentrungtu.ktd@zing.vn

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
doc ko hiu j het??? Sad


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Tue Mar 22, 2011 7:59 am
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmrcuongbigCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mrcuongbig
Admin
Tổng số bài gửi : 715
Được cảm ơn : 13
Join date : 01/01/2010
Đến từ : Nghệ An

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
Hiểu đc chết liền


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Tue Apr 19, 2011 3:50 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newtungbeng_41CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - tungbeng_41
Sáng lập forum
Sáng lập forum
Tổng số bài gửi : 431
Được cảm ơn : 3
Join date : 15/01/2010
Age : 34
Đến từ : Quảng Trị

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
chết cũng phải hiểu:)


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Tue Apr 19, 2011 4:46 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newavatarCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - tatkhanhnguyen
Lớp Trưởng
Lớp Trưởng
Tổng số bài gửi : 97
Được cảm ơn : 1
Join date : 04/01/2010
Age : 34
Đến từ : _HA TINH

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
tu tu roi se nhu....


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Fri Jun 10, 2011 3:22 am
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmrcuongbigCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mrcuongbig
Admin
Tổng số bài gửi : 715
Được cảm ơn : 13
Join date : 01/01/2010
Đến từ : Nghệ An

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
Moi luom lat duoc tren mang:
Câu 52: Dùng móng cọc giải quyết vấn đề gì là chủ yếu ?

Câu 53: Ép cọc khi nào không cần ép tĩnh ?

Câu 54: Xác định móng trên nền đất, đá khác nhau như thế nào ? Khi nào phải thiết kế móng băng theo hai phương ?

Câu 55: Nhà nhiều tầng trên nền đất yếu tránh giao động bằng cách nào ?

Câu 56: Khi tính móng hộp dựa vào vấn đề gì ?

Câu 57: Khi chon tiết diện cọc dựa trên cơ sở nào ? Tại sao ? Trình tự thiết kế cọc ?

Câu 58: Phương pháp đóng cọc và cọc khoan nhồi khác nhau như thế nào ?

Câu 59: Dùng cách nào để kiểm tra độ sâu cọc ?

Câu 60: Cọc đóng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong ?

Câu 61: Khi nào cần tính độ chối ?

Câu 62: Làm thế nào để biết cọc chịu uốn ?

Câu 63: Cọc dưới vách cứng va dưới móng có khác nhau không ?

Câu 64: Tại sao bố trí cốt thép đều trong cọc ? Tại sao đầu cọc phải đặt cốt đai dày ?

Câu 65: Móng băng khi tính toán nguyên hệ và chia ra thành các phần khác nhau thì cách nào là hợp lý và kinh tế?

Câu 66: Móng băng và móng đơn có gì khác nhau ? (ưu, khuyết điểm, giá thành, độ ổn định ).

Câu 67: Hãy nêu sự khác nhau giữa móng băng và móng kép ?

Câu 68: Khi tính biến dạng nền phải chấp nhận giả thiết gì ?

Câu 69: Vị trí và đà kiềng phải bố trí như thế nào đối với khung bên trên và móng bên dưới là hợp lý ?

Câu 70: Hãy nêu sự khác nhau giữa lún và lún lệch ?

Câu 71: Lực cắt khác với lực xuyên thủng như thế nào ?

Câu 72: Căn cứ vào cơ sở nào để chọn lớp đất đắp ? Lớp đất gia tải ?

Câu 73: Thế náo là nền WRINKLER ? ư và khuyết điểm ?

Câu 74: Tại sao khi móng cọc đài cao ? Dải thấp ? Cách kiểm tra xuyên thủng ?

Câu 75: Khi đóng ép cọc gặp phải một lớp đất hay một lớp nào khác mà cọ không thể vượt qua thì phải xử lý như thế nào ?

Câu 76: Tại sao khi thiết kế móng băng thường chọn bản móng nằm dưới, dầm móng nằm trên ?

Câu 77: Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn hay chịu cắt ?

Câu 78:muốn chống thấm khe lún (khe co giãn)ta làm như thế naò?

Câu 79:Thế nào là tải trọng tính tóan ?tải trọng tiêu chuẩn?

Câu 80: Nhà cao mấy tầng trở lên thì đươc xem là nhà cao mấy loại I ?

Câu 81 :Sơ đồ kết cấu cứng là gì ?

Câu 81:Móng cứng là gì ?Móngtuyệt đối cứng là gì ?

Câu 82 :Chiều dài đoạn cốt thép chôn vào móng dài bao nhiêu ?

Câu83:Tại sao gọi là nền đàn hồi ?Tính dầm trên nền đàn hồi ?

Câu 84: Khi nào thì sơ đồ tính toàn móng băng là dầm liên tục ?

Câu 85: Khi chọn chiều sâu chôn móng thì chon theo điều kiện nào ?

Câu 86: Trong tính toán nền móng thì các chỉ tiêu nào phải lấy chỉ tiêu tính toán ?

Câu 87: Tại sao khi thiết kế nền móng lại sử dụng tải tiêu chuẩn ?

Câu 88: Tính hệ số nền có mấy cách ?

Câu 89: Hãy nêu trình tự tính toán móng băng và móng đơn ?

Câu 90: Có mấy sơ đồ tính khung ?

Câu 91: Có mấy loại liên kết nút khung ? ư khuyết điểm của nó ?

Câu 92: Trong đồ án độ kín của các móng lấy bằng mấy ?

Câu 93: Thế nào gọi là cọc chống ?

Câu 94: max, min trong dầm và cột là gì ?

Câu 95: max của dầm khác với max của cột như thế nào ?

Câu 96: Cốt thép trong cột tại sao thường đối xứng ?

Câu 97: Hãy nêu nguyên tắc làm việc của cốt xiên ?

Câu 98: Hãy nêu nguyên lý làm việc của cốt đai ?

Câu 99: Hãy nêu cách đặt cốt thép ở tiết diện chữ T?

Câu 100: Khi nào thì liên kết giữa sàn với dầm là ngàm ? Là khớp ?

Câu 101: Khi nào thì liên kết giữa dầm với cột là ngàm ? Là khớp ?

Câu 102: Khi nào liên kết giữa cột và móng là ngàm ? Là khớp ?

Câu103: Nút cứng là gì ?

Câu 104: Ngàm đàn hồi là gì ?

Câu 105: Khi đưa lực tập trung về lực phân bố thì ta sử dụng điều kiện gì ?

Câu 106: Trong công trình xây dựng mômen do tải trọng gió va mômen Câu 107: Khi công trình có tầng lửng thì tầng lửng có chịu tải trọng không ?

Câu 108: Làm thế nào để có được cặp nội lực nguy hiểm nhất trong tổ hợp nội lực ?

Câu 109: Khi tính cột thì có mấy cặp nội lực để kiểm tra ?

Câu 110: Khi biết M, N kích thước axb hợp lý khi nào ?

Câu 111: Khi nào thì tính móng cứng ?

Câu 112: Khi chọn tiết diện ngang của móng băng căn cứ vào đâu ?

Câu 113: Hãy nêu các bước tính móng băng ?

Câu 114: Móng băng là dầm trên nền nào ?


PHẦN NỀN MÓNG

Câu 01: Nêu công dụng của lớp bê tông lót móng ?

Câu 02: Nêu nguyên nhân gây lún không đều ?

Câu 03: Nêu tác hại của sự lún không đều ?

Câu 04: Công trình có cần làm giằng móng không ?

Câu 05: Thế nào là nền ?

Câu 06: Đặc điểm cấu tạo móng hợp khối ( cách tính toán ) ?

Câu 07: Khi chọn loại nền móng căn cứ vào những yếu tố nào ?

Câu 08: Thế nào là móng cứng, móng mềm ?

Câu 09: Bảng thống kê cốt thép để làm gì ?

Câu 10: Nêu các chỉ tiêu xác định đất nền ?

Câu 11: Khi tính toán móng ( cũng như các cấu kiện khác ) khi nào sử dụng tải trọng tính toán, khi nào sử dụng tải trọng tiêu chuẩn ?

Câu 12: Khi thi công móng cần chú ý những gì ?

Câu 13: Điều kiện để thi công xong một cọc ?


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Fri Jun 10, 2011 3:25 am
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmrcuongbigCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mrcuongbig
Admin
Tổng số bài gửi : 715
Được cảm ơn : 13
Join date : 01/01/2010
Đến từ : Nghệ An

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
Luom lat tiep.Co trung nhau cung thong cam nha:
do an mong

Câu hỏi đồ án Nền và Móng

Móng nông

1.Tại sao tính lún phải tinh tải trọng tiêu chuẩn, Tính sức chịu tải là tải trọng tính toán.

Vì quá trình lún là tính lâu dlunstair trọng tiêu chuần là tải trọng thường dxuyên. Tính súc chịu tải thi phải dùng tải tính toán vì cu có tải trọng là nó ảnh huwongfr đến sức chụi tải của nền đất

2.Tai sao phải gia cố nền



3.Sức kháng xuyên qc, N, c nghĩa là gì, cách xác định với một mẫu đất như thế nào

4.Nhìn vào sơ đồ mặt bằng thì chiều móng đặt như thế nào.

5.Chiều cao móng chọn theo điều kiện nào : chống đâm thủng

6.Kích thước móng chọn như thế nào:

7.Chiều sâu móng chọn như thế nào?

8.Cốt thép trong móng tính toán nh ư thế nào? đắt như thế nào? CT cạnh dài ddawtj bên sưới

9.Khi tháp đâm thủng nằm trong móng, điều kiện đâm thủng đựơc thoả mãn, OK. Nhưng khi dáy tháp

đâm thủng nằm ra ngoài móng, thì sẽ như thế nào? ( chiều cao ho quá cao, không tiết kiệm bê tông..).

10. Thép của cột hình chữ L, Tai sao?

11. Trong công thức của Tezaghi thi A, B, C là gì, cách xác định như thế nào?

12. Tính lún móng như thế nào? Móng đơn, băng dưói tường …bài toán phẳng…

13. Đệm cát, móng quy ứơc và gama của nó tính như thế nào?

14. Cọc cát, móng quy ứơc và gama của nó tính như thế nào?

15. Có những cách gia cố nền nào mà anh chị được học?(3 cách cơ bản, công nghệ mới…).

16. Giằng móng, tác dụng, phân loại ?

17. Lớp bê tông lót có tác dụng gì? (3 tác dụng chính)

18. Trong cọc cát lớp dày 30em(chỉ vào bản vẽ) để làm gì? Thoát nứõc! Có cách thoát nước nào hay hơn không?

19. Thép chờ đầu cột, tiêu chuẩn là bao nhiêu, tai sao khi có nhiều thanh thì chiều dài mỗi thanh là khác nhau?

20. Đệm cát, cọc cát. nền đất yếu, không chịu gia cố nền thì sẽ như thế nào?

21. Cách xác đinh các chỉ tiêu cơ lý của đất nền.

22. Khi tính lún ở lớp đệm cát thì có thể sử dụng đường cong nén ép như đầu bài cho không, nều không thì dùng đường cong nào.

23. Loại cốt thép dùng trong móng là loại gì? Các đặc tính của nó.

24. Thi công móng đệm cát như thế nào?

25. Thi công cọc cát như thế nào?

26. Kích thước cọc cát – chiều dài + đường kính chọn như thế nào? Trong đồ án là d=400, Tai sao?

27. Khi tính lún cọc cát thì có thể sử dụng đường cong nén ép như đầu bài cho không, nều không thì dùng đường cong nào ?

28. Nếu ghép móng M1, M2 thành một móng thì kết quả bài toán sẽ như thế nào?

29. Các cốt thép đặt theo cấu tạo ntn

30. Điều kiện đâm thủng tính toán và kiểm tra như thế nào?

31. Tại sao lại chọn kích thước cột là 40*30

32. Và kích thước giằng móng là xxx*220, khi nào thì cần một trụ đỡ ở giữa.

33. Thống kê cốt thép như thế nào?

34. Ở cổ móng, nhô ra một đoạn 100mm để làms][isthi công lắp ván khuôn

35. Chiều cao mép móng được chọn như thế nào?

36. Bê tông làm móng, cần có điệu kiện gì

37. Các cách làm mền công trình

38. Giằng móng, Tăng độ cứng cho toàn bộ công trình, giảm sự chênh lún…, Nhưng ngày nay người ta rất hay làm cho công trình mềm đi, về cả quan niệm và cách tính toán, để tiến tới kết quả thực tế ! Như vậy 1 công trình đã có 2 quan niêm cứng và mền là hoàn toàn trái ngược nhau, sai đúng ntn ?


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Sat Jun 11, 2011 10:55 am
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmr_binCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mr_bin
Sáng lập forum
Sáng lập forum
Tổng số bài gửi : 85
Được cảm ơn : 0
Join date : 04/01/2010
Age : 34
Đến từ : quang nam

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
ok! thank cuong nhiu! cai nay giup ick dc nhiu do! hehe!


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Thu Jun 23, 2011 3:18 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newtathan13CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - tathan13
Thành Viên
Thành Viên
Tổng số bài gửi : 7
Được cảm ơn : 1
Join date : 23/06/2011
Age : 34
Đến từ : quang tri

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
bổ huyết wa Very Happy


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Mon Jun 27, 2011 11:45 am
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newmrcuongbigCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - mrcuongbig
Admin
Tổng số bài gửi : 715
Được cảm ơn : 13
Join date : 01/01/2010
Đến từ : Nghệ An

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG
http://ketnoi-xd.tk

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
Mới đi xem bảo vệ về.Rút ra một số kinh nghiệm chia sẽ cho anh em:(T.Khánh)
-Ông chỉ hỏi quanh quẩn một số cấu hỏi thôi
-Tập trung khá nhiều và bản thuyết minh
-Nhưng gì viết trong sách không giống trong đồ án.Tính toán chỉ sét một số TH riêng thui.Không làm từ đầu chí cuối.Ví du:Chỉ xét đk chọc thủng khi tính toán chiều cao móng
-Câu hỏi không thể không có:Cách tính thép.Trình bày rỏ cách tính momen tại các tiết diện.Vẽ sơ đồ phản lực nền
-Tính ho theo phương pháp thử dần
-Đô sâu chôn móng xét theo điều kiện nào:Có 5 điều kiện
Căn cứ vào 5 yếu tố chính đẻ chọn chiều sâu chôn móng :
- Địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
- Trị số và đặc tính của tải trọng
- Đặc điểm cấu tạo của công trình
- Điều kiện và khả năng thi công móng
-Tình hình của các móng lân cận
+ Về địa chất công trình:
Nền đất bao gồm các lớp đất tốt , viêc chọn chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào tính toán .Đặt móng saau hơn mặt đát 0,5 m.Lớp thứ nhất có góc ma sát vàlực dính c tương đối lớn , đất dẻo nên đặt móng ở lớp thứ nhất .
+ Về địa chất thuỷ văn : Mưc nước ngầm cách mặt đất tự nhiên 3 m . Đặt mống cao hơn mực nước ngầm 0,5m hoặc nếu không thoả mãn thì đưa móng xuống dưới mực nước ngầm để tránh biên độ dao dộng của mực nước ngầm.
+ Tri số và đặt tính của tải trọng :
Tải trọng của công trình thuộc loại trung bình , mômen và lực xô ngang tương đối bé.
+ Đặt điểm cấu tạo của công trình : Công trình không có tâng hầm .
+ Điều kiện và khả năng thi công móng :
Lớp thứ nhất có h = 4m , nên chọn chiều sâu chôn móng cao hơn mưc nước ngầm để dễ dàng cho thi công.
+ Tình hình của các móng lân cận :
Các móng nên đặt ở cùng một độ sâu để bảo đảm khả năng chịu lưc là tốt nhất.
Một số cái nữa khi khác viết ăn cơm đã Sad


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Mon Jun 27, 2011 2:17 pm
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newthanhtruongleeCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - thanhtruonglee
Điều hành viên cấp cao
Điều hành viên cấp cao
Tổng số bài gửi : 98
Được cảm ơn : 8
Join date : 27/12/2010
Age : 33

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------
hôm nay thầy Khánh quần quần xd3 hay 4 j đó toàn trên bản vẽ
thiết nghĩ như thế thì cũng hay ai đâu đọc bản thuyết minh
Nói chứ trưởng đây làm vẻn vẹn 45 tờ A4 nhìn cũng ngại thật không biết lên bảo vệ Bác Mai có chém gió k
hic
chúc a e bảo vệ OK


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_01CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_02_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_03
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_04_newCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_06_news
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_07CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_08_newsCÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Bgavatar_09
[Người anh em] - Sponsored content


CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Nguồn : Http://www.ketnoi-xd.tk/t386-topic

Tiêu Đề : CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Ketnoi-xd.tk - Có chung đam mê hãy biết kết nối

--------------------------------------------------


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NỀN MÓNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn sinh viên Xây Dựng_ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG :: Học Hành_Thi Cử :: Các môn chuyên ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp :: Nền móng-

Copyright © 2009 - 2010, Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Xây Dựng Và Phát Triển Bởi Các Thành Viên.
Powered by phpBB2 - GNU General Public License.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt FireFox
Skin  sinhvienit.net  Edit by  Hồ Ngọc Cương.

 
 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất